1. Đặt vấn đề
Giáo viên, với đặc thù nghề nghiệp của mình, việc tự bồi dưỡng và được bồi dưỡng chuyên môn là hết sức quan trọng. Do đó, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, công tác bồi dưỡng, phát triển thường xuyên chuyên môn của GV luôn được quan tâm và triển khai đa dạng. Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang diễn ra và tác động nhanh chóng và trực tiếp đến mọi mặt đời sống xã hội, và giáo dục không thể ngoại lệ. Sự ra đời của phương thức đào tạo qua mạng, E-Learning đã và đang chứng minh được ưu điểm của nó so với phương thức đào tạo truyền thống. Các trường đại học ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin với những chương trình dạy và học qua mạng sẽ có ưu thế rất lớn trong việc thu hút người học.
Trước thực tế trên, tự bồi dưỡng và được bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ở phổ thông là việc hết sức cần thiết nhằm đáp ứng những thay đổi nhanh chóng về công nghệ trong kỷ nguyên số cũng như mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay. Một trong những lợi thế của GV phổ thông là là kỹ năng về công nghê thông tin và truyền thông được đào tạo cơ bản vì vậy việc áp dụng hình thức bồi dưỡng thưỡng xuyên theo hình thức e-learning hứa hẹn nhiều thuận lợi và hiệu quả tốt.
Báo cáo này sẽ tập trung vào phân tích những căn cứ khoa học và sự chuẩn bị của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong việc ứng dụng hình thức đào tạo qua mạng, e-learning trong công tác bồi dưỡng giáo viên thường xuyên.
2. Nội dung
2.1. Tổng quan về hình thức bồi dưỡng giáo viên qua mạng
Học tập qua mạng (E-learning) được hiểu là quá trình học tập được tổ chức và hỗ trợ qua mạng Internet hay rộng hơn nữa là sự hỗ trợ của CNTT và truyền thông. Lợi ích của E-learning đã được khẳng định và hình thức học tập này đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Từ khi ra đời cho đến nay cùng với những phát triển công nghệ thì E-Learning cũng đã trải qua nhiều giai đoạn:
E-Learning 1.0: Hệ thống E-Learning chủ yếu cung cấp cho người học tài nguyên học tập dưới dạng các trang web tĩnh, và không có nhiều công cụ tương tác để hỗ trợ người học trong quá trình học tập.
E-Learning 2.0: Hệ thống E-Learning chỉ đơn thuần cung cấp cho người học một hệ thống nội dung học liệu dưới các hình thức text, video, và một kênh thảo luận nhóm dưới dạng text.
E-Learning 3.0: Cùng với sự phát triển của các mạng ngữ nghĩa, phân tích hành vi, hệ thống E-Learning bắt đầu cung cấp cho người học các nội dung học tập một cách mềm dẻo, linh hoạt tùy theo hành vi tương tác của người học trên hệ thống, và hệ thống E-Learning cũng cung cấp cho người học nhiều công cụ hỗ trợ như chat, video conference, online-S, thực tại ảo…
E-Learning 4.0: Là bước phát triển của mô hình E-Learning 3.0 với việc đưa thêm vào hệ thống nhiều tiện ích hỗ trợ thông minh cho học viên, như []:
Hệ thống theo dõi và phân tích hành vi: hệ thống này sẽ theo dõi quá trình học tập, sự tiến bộ, các hành vi của học viên và qua đó đưa ra các biện pháp khắc phục các điểm yếu của học viên.
Hỗ trợ trên các thiết bị di động: Các thiết bị di động ngày càng được sử dụng rộng rãi và năng lực xử lý của các thiết bị di động ngày càng mạnh mẽ hơn, do vậy, bên cạnh việc cung cấp một hệ thống LMS trên nền tảng máy tính thì việc hỗ trợ hệ thống LMS cho các thiết bị di động cũng rất cần thiết và hữu ích với học viên.
Cá nhân hóa: Các nội dung học tập cần được hướng tới từng học viên cụ thể chứ không phải phân phối theo hình thức phân tán đến mọi học viên một cách đồng đều như nhau. E-Learning 4.0 là tạo ra sự cân bằng giữa vai trò của các hệ thống tự động hóa, vai trò cá nhân (giảng viên, trợ giảng) và phương pháp luận trong hoạt động dạy và học
Game hóa các nội dung học tập: E-Learning 4.0 cung cấp các nội dung học tập cho học viên dưới nhiều hình thức, trong đó game hóa là một hình thức ưa chuộng và thu hút được sự hứng thú lớn từ học viên, học viên không chỉ đơn thuần học tập theo phương pháp truyền thống là nghe giảng, làm bài tập và thi cử, mà học viên còn được đóng vai vào các nhân vật trong trò chơi và phải vượt qua các thách thức bằng các kiến thức liên quan đến nội dung của môn học.
Như vậy, việc xây dựng một hệ thống đào tạo, bồi dưỡng GV qua mạng sẽ đòi hỏi một môi trường học tập pha trộn giữa cũ và mới để duy trì kiến thứ và cộng tác tốt hơn. Lưu trữ những hành vi hoặc kết quả thực hiện các hoạt động học tập thường xuyên của người học kết hợp với quá trình phân tích dữ liệu, tiêu chuẩn của GV phổ thông sẽ giúp ích, gợi ý cho việc lựa chọn những nội dung phù hợp cho giáo viên trong qua trình tự bồi dưỡng.
2.2. Hệ thống bồi dưỡng GV&CBQL CSGDPT qua mạng của ETEP.
Hệ thống phần mềm bồi dưỡng GV&CBQL CSGDPT qua mạng là một hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) tích hợp được nghiên cứu, xây dựng và triển khai nhằm hỗ trợ công tác bồi dưỡng đội ngũ GV&CBQL CSGDPT một cách lâu dài, thường xuyên, liên tục và ngay tại chỗ.
Nhiệm vụ chính của hệ thống là triển khai các khóa bồi dưỡng trực tuyến (elearning) cho toàn bộ GV&CBQL CSGDPT, nhờ đó các GV&CBQL sẽ được tiếp cận với nhiều nội dung phát triển chuyên môn đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu thiết thực của họ (Hệ thống LMS). Bên cạnh đó, một hệ thống thông tin quản lý quá trình bồi dưỡng (Hệ thống TEMIS) giúp đánh giá nhu cầu, chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng dựa trên chuẩn nghề nghiệp mới, sẽ được xây dựng. Hệ thống này cũng giúp thu thập và cung cấp các thông tin đầu vào làm cơ sở để các trường đại học xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp và ứng dụng trong thực tế. Ngoài ra, các tính năng hỗ trợ đồng nghiệp như diễn đàn, trang mạng, dự giờ trực tuyến, các ứng dụng hỗ trợ qua điện thoại thông minh, máy tính bảng và các loại máy tính cá nhân sẽ được xây dựng, tích hợp vào hệ thống để hình thành nên một mạng xã hội dành riêng cho GV&CBQL CSGDPT, giúp các GV&CBQL có thể trao đổi, tương tác với đồng nghiệp, với chuyên gia, để trao đổi ý tưởng, thảo luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ hoặc chia sẻ tài liệu, tri thức… mô hình tổng quát ở hình 1.2
Hình 1. Mô hình hoạt động của Hệ thống
Học viên: Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý thuộc các trường phổ thông (là các đối tượng sử dụng chính của Hệ thống. Đó là các học viên, họ tham gia hệ thống để thực hiện hoạt động bồi dưỡng thường xuyên. Khi sử dụng hệ thống, các học viên sẽ:
- Tham gia các khoá học và các hoạt động học tập, trao đổi với giảng viên qua hệ thống LMS;
- Truy nhập học liệu và khoá học cả chính thức và không chính thức dựa trên nhu cầu học tập, thực hiện yêu cầu tự học tập;
- Đánh giá, cập nhật và cung cấp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng qua hệ thống TEMIS;
- Thực hiện hoạt động tự đánh giá và gửi kết quả thông qua hệ thống;
- Tham gia cộng đồng mạng xã hội học tập dành cho GV và CBQL được tích hợp trong LMS để hỗ trợ, trao đổi, chia sẻ, theo dõi và cập nhật thông tin.
Giáo viên cốt cán và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán: Một số giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được tuyển chọn làm Giáo viên cốt cán (Core Teachers) và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán (Principal Advisors). Trách nhiệm chính của GV cốt cán và CBQL cốt cán là sử dụng hệ thống để hỗ trợ trực tiếp hoặc trực tuyến cho các GV&CBQL khác tham gia học tập, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn. Khi sử dụng hệ thống LMS/TEMIS, học viên là GV&CBQL cốt cán sẽ:
- Tham gia khoá đào tạo về sử dụng hệ thống LMS/TEMIS tại các trường ĐHSP;
- Hỗ trợ các GV&CBQL tại trường trong việc sử dụng hệ thống LMS/TEMIS;
- Tham gia hỗ trợ và đóng góp cho mạng xã hội học tập tích hợp trong hệ thống;
- Sử dụng hệ thống LMS/TEMIS như những người dùng là GV&CBQL khác để thực hiện hoạt động bồi dưỡng thường xuyên theo yêu cầu.
Giảng viên: Là những chuyên gia về giáo dục phổ thông từ các trường đại học sư phạm chủ chốt (7 trường ĐHS – LTTUs và HQLGD- NIEM). Họ đóng vai trò quan trọng cho sự vận hành thành công Hệ thống. Đội ngũ giảng viên này sẽ:
- Sử dụng hệ thống LMS/TEMIS thực hiện việc tổ chức quản lý các khoá học trực tuyến trong công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên.
- Hỗ trợ từ xa cho các học viên/học viên cốt cán qua các công cụ giảng dạy, tương tác và mạng xã hội được thiết lập trong hệ thống LMS/TEMIS.
- Thực hiện các nghiên cứu ứng dụng để hỗ trợ cho việc quản lý và đánh giá khoá học.
- Đánh giá các báo cáo của hệ thống, theo dõi và tương tác với học viên qua mạng xã hội, nâng cao chất lượng học liệu, khoá học.
- Phát triển các khoá học online độc lập dựa trên kết quả nghiên cứu nhu cầu độc lập.
- Đóng góp trong việc phát triển nội dung các học liệu, khoá học phù hợp, dựa trên nhu cầubồi dưỡng của các học viên và các cơ quan quản lý giáo dục.
Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục: Bao gồm Bộ GD&ĐT (MOET), Sở GD&ĐT (DOET), Phòng giáo dục (BOET), tùy thuộc vào chức năng, quyền hạn được phân cấp sẽ thực hiện quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến thông qua Hệ thống LMS, tập hợp các nhu cầu, nguyện vọng, kiến nghị của học viên (GV&CBQL) thông qua Hệ thống TEMIS để sản xuất và cải thiện nội dung, chương trình, tổ chức học tập và bồi dưỡng. Các cơ quan QLGD cũng thông qua hệ thống sẽ có bức tranh toàn cảnh về thực trạng chất lượng của toàn thể đội ngũ GV&CBQL dựa trên chuẩn nghề nghiệp mới.
Ban quản lý chương trình ETEP: Là đơn vị thực hiện nhiệm vụ điều phối và giám sát toàn bộ các hoạt động của Hệ thống LMS/TEMIS.
Hình 2. Mô hình triển khai Hệ thống
2.3. Trường ĐHSP Hà Nội trong công tác bồi dưỡng giáo viên qua mạng
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có vai trò nòng cốt cho hệ thống các trường sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQL giáo dục, phát triển các chương trình đào tạo (CTĐT), biên soạn chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, cho các bậc học, tư vấn các cấp quản lí xây dựng chính sách giáo dục.
Đến nay, Trường ĐHSPHN đã có 23 khoa đào tạo, 02 trường trung học phổ thông (THPT) trực thuộc; có 01 trường Mầm non thực hành; có 02 viện nghiên cứu và hơn 20 trung tâm nghiên cứu và chuyển giao KHCN và KHGD. Tính đến năm 2017, đội ngũ nhân sự của Trường là 1.223 cán bộ, công chức, viên chức trong đó có 774 GV cơ hữu. Nhà trường hiện có 18 GS; 174 PGS; 237 TS; 339 thạc sĩ. Tỉ lệ GV cơ hữu từ TS trở lên đạt 56% trên tổng số giảng viên.
Ngoài ra, trước yêu cầu đổi mới đặt ra đối với công tác tập huấn, bồi dưỡng GV, trong những năm gần đây, Nhà trường đã chủ động xây dựng đội ngũ sẵn sàng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng qua mạng, trong đó 4 đơn vị nồng cốt đó là:
Trung tâm Nghiên cưu và Sản xuất Học liệu là đơn vị đầu mối thiết kế giảng dạy, phát triển nội dung và vậy hành các Sudio sản xuất học liệu. Hằng năm Trung tâm đã sản xuất ra nhiều học liệu điện tử phục vụ trong các công tác bồi dưỡng giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trung tâm Công nghệ Thông tin và Khoa CNTT có vai trò là đơn vị quản trị hệ thống, có nhiệm vụ vận hành hệ thống phần cứng, phần mềm; phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến; và quản lý an toàn thông tin đảm bảo hệ thống đào tạo trực tuyến luôn được vận hành một cách ổn định, thông suốt và linh hoạt trong việc phát triển các chức năng của hệ thống đáp ứng được sự đa dạng của cách thức truyền tải nội dung trong mỗi khóa học trực tuyến.
Trung tâm Đào tạo – Bồi dưỡng Thường xuyên thực hiện quy định; thiết lập quy trình giáo dục, học tập và bằng cấp; quy định về ngành đào tạo và hoạt động giảng dạy; công nhận tín chỉ; vận hành quy trình giáo dục; và các hoạt động liên quan.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nghiệp vụ Sư phạm, được trang bị với nhiều phòng học trực tuyến, phòng rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm với đầy đủ trang thiết bị, công nghệ kỹ thuật khá hiện đại đáp ứng tốt năng lực đào tạo trực tuyến với hàng nghìn người học tại một thời điểm.
Với năng lực và kinh nghiệm đã có, trong những năm qua, Trường ĐHSP Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng trực tuyến cho cán bộ quản lý và giáo viên, giảng viên trên cả nước. Các khóa bồi dưỡng được thực hiện trên hai hệ thống tại các địa chỉ: http://taphuan.hnue.edu.vn và http://lms.hnue.edu.vn.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây Trường ĐHSPHN đã thực hiện kết nối thành công với các Sở Giáo dục: Yên Bái, Điện Biên, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Nam Định và đang triển khai một số nội dung bồi dưỡng được đánh giá tích cực, gồm: Bồi dưỡng GV về “Phương pháp bàn tay nặn bột” (2013) với 350 GV trung học cơ sở; Bồi dưỡng hiệu trưởng về “Quản lý giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống” (2013) với 120 Hiệu trưởng các trường tiểu học; Bồi dưỡng GV về “Ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực” (2014) với 300 GV các trường trung cấp chuyên nghiệp trên cả nước; Bồi dưỡng GV CBQL Mầm non về dạy học lấy trẻ làm trung tâm (2015,2016) với 3500 GV và CBQL Mầm non trên cả nước; khóa Bồi dưỡng phát triển chương trình các trường Sư phạm (2016) với 4.500 Giảng viên các trường Sư phạm trên cả nước; Bồi dưỡng GV CBQL Mần non cho Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ đến trường (2016,2017) với 36.000 giáo viên và CBQL Mầm Non; Bồi dưỡng về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cho giáo viên tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Ninh Bình qua cầu truyền hình với 800 cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông.
Các khóa tổ chức bồi dưỡng trên cần có sự tham gia và điều hành thống nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo cho đến từng giáo viên – học viên. Chức năng, nhiệm vụ của các bên liên quan trong quá trình tổ chức một khóa bồi dưỡng qua mạng có thể được trình bày tóm tắt trong bảng 2.
TT
|
Đơn vị
|
Nhiệm vụ cơ bản
|
1.
|
Vụ, Cục của Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
- Chủ trì tổ chức: định hướng mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng
- Phê duyệt chương trình, nội dung bồi dưỡng
- Sử dụng tài khoản quản lý cấp Bộ để quản lý toàn bộ hoạt động của học viên tham gia khóa bồi dưỡng.
|
2.
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
- Giới thiệu và lập danh sách giáo viên phù hợp tham dự khóa bồi dưỡng.
- Phối hợp quản lý học viên theo kế hoạch
- Sử dụng tài khoản quản lý cấp Sở để quản lý hoạt động học tập của học viên do Sở quản lý.
|
3.
|
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
|
- Cung cấp toàn bộ nền tảng công nghệ cho khóa bồi dưỡng (máy chủ, phần mềm, đường truyền)
- Phối hợp với GV hướng dẫn xây dựng kịch bản, chiến lược sư phạm dạy học e-learning.
- Tổ chức sản xuất học liệu theo đúng kịch bản đã được duyệt
- Khởi tạo và cấp phát các tài khoản học tập, quản lý hỗ trợ học viên trong quá trình học qua mạng.
|
4.
|
Giảng viên hướng dẫn
|
- Chuẩn bị nội dung, tài liệu bồi dưỡng theo kế hoạch của Bộ
- Phối hợp xây dựng học liệu
- Hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của học viên qua Diễn đàn trực tuyến và qua điện thoại trong suốt thời gian diễn ra khóa bồi dưỡng.
|
5.
|
Học viên dự học
|
- Học tập theo kế hoạch của ban tổ chức
- Tham gia trao đổi, chia sẻ thông tin trên Diễn đàn
|
Bảng 2: Nhiệm vụ cơ bản của các bên liên quan trong quá trình tổ chức một khóa bồi dưỡng giáo viên theo hình thức e-learning.
2.4. Đề xuất mô hình bồi dưỡng giáo viên phổ thông qua mạng tại Trường ĐHSP Hà Nội trong chương trình ETEP.
Trên cơ sở khoa học và thực tiễn đã triển khai các khóa bồi dưỡng giáo viên thành công trong nhiều năm qua, kết hợp sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình ETEP theo Quyết định số 1334/QĐ-BGDĐT ngày 19/04/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đề xuất mô hình bồi dưỡng GV phổ thông qua mạng trong chương trình ETEP ngoài những tính năng đã có của hệ thống LMS và TEMIS, hệ thống cần tích hợp thêm hai module đó là:
Module Auto answer: Đây là một module mới được thiết kế dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo nhằm tạo ra khả năng trả lời tự động các câu hỏi, thắc mắc của sinh viên liên quan đến các chủ đề như kế hoạch học tập, nội dung môn học… Với sự hỗ trợ của hệ thống này học viên sẽ nhận được câu trả lời tức thì thay vì phải chờ đợi sự giải đáp từ giảng viên hay quản lý học tập.
Module ALS (Adaptive Learning System): Là một Module hỗ trợ học tập có sử dụng công nghệ về trí tuệ nhân tạo nhằm định hướng học viên tốt hơn trong quá trình học tập. Không giống như các hệ thống E-Learning truyền thống chỉ cung cấp cho học viên các nội dung học tập cố định và giống nhau ALS sẽ cung cấp cho học viên các nội dung học tập dựa trên nhu cầu, năng lực, phương pháp học tập… ALS cũng sẽ thực hiện phân tích các hành vi, đánh giá quá trình lĩnh hội kiến thức của học viên trên lớp học để tự động điều chỉnh kế hoạch, nội dung, phương pháp nhằm giúp học viên có thể lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất
Mô hình được thiết kế tổng thể như hình 3
Hình 3: Mô hình bồi dưỡng giáo viên qua mạng tại Trường ĐHSP Hà Nội
3. Kết luận
Trong xã hội hiện đại và kỷ nguyên của công nghiệp 4.0, con người cần phải học tập liên tục, học tập suốt đời để trang bị cho bản thân các kiến thức liên tục thay đổi trong nhiều lĩnh vực. Mô hình học tập trực tuyến E-Learning được lựa chọn như một phương thức tối ưu, cung cấp cho giáo viên phổ thông môi trường học tập chủ động, tích cực và có thể học tập mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, môi trường học tập này có hạn chế là đòi hỏi tính chủ động, tích cực cao từ người học và hệ thống khó theo dõi, quản lý, nhận biết được quá trình tiến bộ của học viên trong quá trình học tập. Sự kết hợp giữa hệ thống LMS và TEMIS sẽ tạo ra một môi trường học tập tích cực của giáo viên. Thông qua hệ thống TEMIS giáo viên có thể tự đánh giá được năng lực và kiến thức của bản thân, từ đó chủ động trong việc tự học các khóa học trực tuyến trên hệ thống LMS. Đặc biệt với việc tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo để tạo ra nhiều hệ thống hỗ trợ tích cực cho học viên trong quá trình học tập, hệ thống trả lời tự động với sự tích hợp của một cơ sở tri thức từ các chuyên gia, hệ thống bài học sẽ hỗ trợ trả lời câu hỏi cho học viên ngay tức thì nhằm nâng cao dịch vụ hỏi/đáp cho học viên. Một hệ Hệ thống LMS thông minh theo mô hình học tập thích ứng sẽ tiến hành xây dựng các nội dung học tập, thu thập các thông tin học viên, các tương tác của học viên trên hệ thống và điều hướng học viên tới các nội dung học tập thích hợp nhất, qua đó nâng cao tính hiệu quả của quá trình bồi dưỡng.
Tài liệu tham khảo:
- ETEP (2017), Sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình ETEP, Ban hành theo quyết định số 1336/QĐ-BGDĐT, ngày 19 tháng 04 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương 7, trang 130-145.
- Nguyễn Văn Hiền – Nguyễn Duy Hải (2017), “Quy trình tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo hình thức qua mạng: những vấn đề lí luận và thực tiễn”, Hội thảo Quốc gia về bồi dưỡng giáo viên qua mạng, ETEP, Đà Nẵng.
- Phan Văn Toàn (2017), “e-learning 4.0 – Hệ thống học tập trực tuyến thông minh”, Hội thảo quốc gia về e-learning trong kỷ nguyên 4.0, Trường ĐHKT Quốc dân, pp 129-137.
- Atkins, s.s. (2016). “The 2016-2021 worldwide self-paced E-Leaming market: Global E-Leaming market in steep decline”. Ambient Insight.
- Docebo (2014), “E-Learning market trends & forecast 2014 - 2016 Report. Eleaming: Concepts, trends and applications”, California: Epignosis LLC.
- S. Retalis, Trends in using new technologies in school education, University of Cyprus,www.softlab.ntua.gr/~retal/papers/BOOKS/book_schools/ICT-schools.pdf
7. Triển vọng và thách thức của eLearning 4.0 -https://elearningindustry.com/elearning-4-0-prospects-challenges, truy cập vào 20h10 ngày 05 tháng 06 năm 2018
ThS. Nguyễn Duy Hải
Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội